‘Hãi hùng’ xe tải đang chạy trên đường bất ngờ… rụng bánh
Đội tuyển Việt Nam đã ngược dòng đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận chung kết lượt về, qua đó trở thành nhà vô địch AFF Cup 2024. Các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan. Khó khăn chồng chất, nhưng tất cả chỉ tô đậm thêm bản lĩnh của đội tuyển Việt Nam với màn ngược dòng kinh điển, qua đó trở thành tân vương Đông Nam Á. HLV Kim Sang-sik chia sẻ sau trận: "Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua. Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam.Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: "Ông đã giữ Tuấn Hải trên ghế dự bị trong phần lớn các trận ở AFF Cup 2024, nhưng lại sử dụng anh ở chung kết để rồi Tuấn Hải đã ghi 2 bàn thắng. Đó có phải là bất ngờ thú vị ông dành cho THái Lan". HLV Kim Sang-sik đáp lời: "Khi tôi chuẩn bị cho các trận đấu, tôi luôn nghĩ tới cách phải thắng bằng được. Với Tuấn Hải, dù không ra sân nhiều nhưng cậu ấy luôn tận hiến, tập luyện chuyên nghiệp và nỗ lực trên sân tập. Tôi đã nghĩ cậu ấy có thể làm được điều gì đó ở trận chung kết này. May mắn là Tuấn Hải đã tỏa sáng. Cảm ơn cậu ấy vì điều đó, vì đã luôn cố gắng và chuyên nghiệp". Báo Thanh Niên hỏi tiếp: "HLV Ishii nói bàn thắng thiếu fair-play của Thái Lan là một pha lập công đẹp. Ông nghĩ sao?" HLV Kim Sang-sik trả: "Trước tiên, tôi muốn nói về bàn thắng của Thái Lan. Tôi thất vọng về cách hành xử của họ. Đó không phải bàn thắng thực sự đúng nghĩa đâu. Nhưng quan trọng là, chúng tôi đã nỗ lực để có được chiến thắng này". Mọi chiến thắng đều có giá trị của nó. Xin chúc mừng thầy trò HLV Kim Sang-sik!Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vnMỹ chuyển hướng chiến lược tại Ukraine?
Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim cần tránh những thói quen sau:Thỉnh thoảng thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn là điều bình thường nhưng không nên duy trì thành thói quen. Các chuyên gia cho biết ăn thêm đồ ngọt sau bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây dư thừa calo, cuối cùng dẫn đến tăng cân và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Những tình trạng này qua thời gian sẽ dẫn đến đau tim.Những người tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần hết sức cẩn thận không chỉ với chế độ ăn và còn cả thời điểm ăn. Ăn quá muộn vào ban đêm không chỉ dễ gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu, từ đó dễ dẫn đến đau tim.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên ăn bữa tối vào khoảng 19 giờ hằng ngày. Bữa tối cần tránh các món nhiều đường, dầu mỡ và muối, đồng thời ưu tiên ăn rau củ, trái cây.Ngồi nhiều có thể gây ra các vấn đề tim mạch bằng cách làm chậm lưu thông máu, làm chất béo tích tụ trong thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim.Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi chúng ta ngồi, cơ bắp sẽ không chủ động bơm máu về tim. Điều này qua thời gian sẽ làm tăng huyết áp và dễ gây kháng insulin. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến các vấn đề tim mạch.Một thói quen nữa mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần tránh là thức khuya. Thức khuya sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng, làm gián đoạn giấc ngủ và gây thêm áp lực cho tim, theo Healthline.
Nhu cầu 'bắt đáy' bất động sản tăng cao
Ngày 17.2, TAND tỉnh Khánh Hòa xét xử sơ thẩm vụ kiện hành chính giữa nguyên đơn là Công ty CP bất động sản Hà Quang; bị đơn là UBND tỉnh và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa. Sau phần tranh luận, HĐXX nghị án, dự kiến tuyên án vào chiều 20.2.Theo đơn khởi kiện, Công ty CP Bất động sản Hà Quang đề nghị tòa tuyên hủy các quyết định hành chính gồm Quyết định 2282 ngày 29.8.2024 của UBND tỉnh Khánh Hòa về phê duyệt giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng, tiền thuê đất phải nộp đối với dự án khu đô thị mới Lê Hồng Phong II và các Thông báo 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa.Tại phiên sơ thẩm, đại diện luật sư bảo vệ quyền lợi cho Công ty CP Bất động sản Hà Quang nêu quan điểm: Quyết định 2282 được căn cứ trên văn bản đã hết hiệu lực, khiến kết quả xác định giá đất chưa đúng.Theo Quyết định 2282, giá đất cụ thể được tính theo phương pháp thặng dư theo Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024, được thay thế bằng Nghị định 71 về quy định giá đất do Chính phủ ban hành, nhưng địa phương không áp dụng quy định mới này.Luật sư đại diện nguyên đơn cho rằng, việc xác định giá đất của UBND tỉnh Khánh Hòa đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc định giá đất. Sự khác nhau giữa phương pháp thặng dư để tính giá đất của Nghị định 12 và điều 37 Nghị định 71 là về chi phí phát triển dự án. "Điều 37 Nghị định 71 cho phép cộng thêm chi phí kinh doanh của dự án khi tính giá đất. Nếu áp dụng điều 37 Nghị định 71 thì giá đất được ban hành sẽ thấp hơn so với Nghị định 12".Tại phiên tòa, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Khánh Hòa ủy quyền cho các cơ quan chuyên môn tham gia. Vị đại diện này và Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa cùng quan điểm: địa phương thực hiện trình tự thủ tục định giá, tư vấn, hội đồng thẩm định giá đất đúng quy định.Trong phần nêu quan điểm, đại diện VKSND tỉnh Khánh Hòa đánh giá: Nghị định 12 đã hết hiệu lực từ ngày 27.6.2024 và được thay thế bằng Nghị định 71. UBND tỉnh Khánh Hòa áp dụng không đúng quy định khi áp dụng phương pháp thặng dư xác định giá đất đã hết hiệu lực, ảnh hưởng quyền lợi ích hợp pháp của Công ty CP Bất động sản Hà Quang. Việc doanh nghiệp khởi kiện, đề nghị tòa án hủy quyết định 2282 của UBND tỉnh và các thông báo số 11456, 11596, 11573 của Cục Thuế là có cơ sở. Từ đó, đại diện VKS đề nghị tòa tuyên hủy các quyết định hành chính nêu trên.
Một sứ mệnh được trông đợi sẽ đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng. Nhưng tên lửa khổng lồ mới của NASA đã bị trì hoãn và chi phí ngày càng tăng.Giờ đây, Tổ hợp Phóng Không gian, hay SLS, có thể là mục tiêu của tỉ phú Elon Musk khi ông thay mặt cho Tổng thống Donald Trump tìm cách tiết kiệm chi phí cho chính phủ Mỹ.Ông Musk thường xuyên chỉ trích SLS là lỗi thời. Ông nói cứ nghĩ về tên lửa này là ông “buồn”.SLS chậm tiến độ nhiều năm và đội ngân sách. Hiện tại, ước tính mỗi lần phóng có thể tốn tới 4 tỉ USD, mà tên lửa lại không thể tái sử dụng. Trong khi đó, các đối thủ - bao gồm dự án “Starship” do công ty SpaceX của tỉ phú Musk phát triển - chẳng những rẻ hơn mà còn tái sử dụng được.SLS cuối cùng đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2022, đưa một tàu vũ trụ không người lái của NASA bay quanh mặt trăng.NASA cho biết SLS đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch đưa các phi hành gia Mỹ trở lại mặt trăng trong vòng vài năm tới.Những người ủng hộ như cựu phi hành gia Bob Cabana cho biết đây là tên lửa duy nhất hiện có đủ lớn để thực hiện nhiệm vụ.Nếu tỉ phú Musk muốn hủy bỏ SLS, thì đây có thể là bài kiểm tra mức độ quyền lực hiện tại của ông.Chương trình tên lửa SLS đang tạo ra khoảng 28.000 việc làm tại Mỹ, tập trung ở các thành trì của đảng Cộng hòa là Alabama và Texas. SLS là sản phẩm của các công ty lớn Boeing và Northrop Grumman. Chính vì vậy, SLS có “đồng minh” trong quốc hội Mỹ.Việc hủy bỏ cũng sẽ ảnh hưởng cuộc đua lên mặt trăng của NASA, khi Trung Quốc đã đặt mục tiêu bay lên mặt trăng vào năm 2030.Ông Musk cũng có thể phải đối mặt với những cáo buộc về xung đột lợi ích, nếu việc hủy bỏ SLS lại có lợi cho các công ty của chính vị tỉ phú này.Và điều đó có nghĩa là quyết định cuối cùng nằm ở chính Tổng thống Trump. Những người ủng hộ SLS cho rằng chủ nhân Nhà Trắng sẽ không hủy bỏ tên lửa nếu ông vấn muốn là vị tổng thống chứng kiến người Mỹ hạ cánh trên mặt trăng lần tới.
Cận cảnh những dãy biệt thự 'ma' trên bán đảo Sơn Trà
Sáng ngày 8.1, ô nhiễm không khí ở Hà Nội có lúc xếp số 1 thế giới. Theo hệ thống giám sát không khí trực tuyến IQAir, lúc 9 giờ 34 phút, chỉ số AQI ở Hà Nội là 219 đơn vị. Chỉ số thể hiện chất lượng không khí ở mức rất xấu, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Cùng thời điểm, TP.HCM được xếp hạng thứ 11 với AQI 164 đơn vị, thể hiện chất lượng không khí ở mức "không lành mạnh", bầu trời xuất hiện lớp mù dày đặc.Chị Nhật Mai (28 tuổi, ở TP.Dĩ An, Bình Dương) đi đến Q.1 (TP.HCM) làm việc sáng ngày 8.1 cho biết: "Dù có mang kính che bụi nhưng tôi vẫn cảm thấy đau mắt. Lúc nhắm mắt thì thấy đau nhức rất khó chịu".Chị Mai cho biết, tại khu vực trung tâm TP.HCM, dù đến khoảng 8 giờ, nắng đã rọi xuống mặt đường khá rõ nhưng bầu trời vẫn mù mịt, có cảm giác như đang di chuyển trong làn khói. Về trưa, dù có nắng nhưng bầu trời vẫn mờ đục. Nhiều tòa nhà cao tầng được bao phủ bởi lớp mù, đặc biệt ở khu vực trung tâm thành phố, khiến tầm nhìn bị hạn chế.Trước đó, ngày 7.1, vào lúc 13 giờ 3 phút, Hà Nội có chỉ số AQI 209 đơn vị, mức độ ô nhiễm không khí xếp thứ 3 thế giới, sau thủ đô Delhi, Ấn Độ và thủ đô Dhaka, Bangladesh. Cùng thời điểm, TP.HCM xếp hạng thứ 5 với chỉ số AQI 178 đơn vị. Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, từ ngày 7 - 9.1, áp cao lạnh lục địa tăng cường yếu trở lại phía bắc nước ta và khuếch tán xuống Nam bộ. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới qua Trung và Nam Trung bộ hoạt động ổn định. Do đó, ở thời tiết TP.HCM trong thời gian này độ ẩm giảm, chất lượng không khí giảm. Buổi sáng và đêm trời se lạnh, có khả năng ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Dự báo, từ ngày 10 đến ngày 11.1, áp cao lạnh lục địa tiếp tục tăng cường xuống các khu vực nước ta, đến khoảng ngày 16.1 tăng cường bổ sung.Hiện tượng bầu trời xuất hiện lớp mù dày đặc, ô nhiễm không khí như thế này đã xuất hiện nhiều lần trong tháng cuối năm 2024 ở TP.HCM.Tại một số điểm cụ thể vào khoảng 13 giờ, ngày 8.1 như trường Quốc tế Saigon Pearl (Q.Bình Thạnh) có chỉ số AQI là 163 đơn vị, trạm ISHCMC – Secondary (TP.Thủ Đức) chỉ số AQI là 176 đơn vị, nồng độ PM2.5 là 89,6 µg/m³, gấp 17,9 lần giá trị hướng dẫn hằng năm về PM2.5 của WHO.